Chỉ số USD index → DXY và Cách đọc chỉ số DXY

USD là đồng tiền lớn trên thế giới và được quan tâm bởi nhiều nhà đầu tư ở nhiều quốc gia. Chỉ số DXY được cập nhật thường xuyên, hàng ngày trên nhiều trang web

Chỉ số DXY

Chỉ số DXY là gì và các thành phần tạo nên chỉ số DXY

lich-su-hinh-thanh-chi-so-dxy-usd

Chỉ số DXY còn được gọi là USD Index (Dollar Index) là chỉ số đo lường sức mạnh giá trị đồng Đô la Mỹ tương quan với 6 loại tiền tệ khác của những quốc gia đang là đối tác thương mại lớn & quan trọng của Hoa Kỳ, bao gồm: Euro (EUR), Yên Nhật (JPY), Bảng Anh (GBP), Đô la Canada (CAD), Kronor Thụy Điển (SEK), Franc Thụy Sĩ (CHF), và sự thay đổi của các loại tiền này sẽ ảnh hưởng đến chỉ số DXY

ti-le-usd-index
Các thành phần tạo nên chỉ số DXY

USD Index được tính toán từ tỷ giá hối đoái của 6 đồng tiền tệ khác (đi kèm với tỷ trọng cấu thành USD Index) là: EUR 57.6%, JPY 13.6%, GBP 11.9%, CAD 9.1%, SEK 4.2%, CHF 3.6%

Đồng tiền Tỷ lệ (%) Tên gọi đồng tiền – Quốc gia
EUR 57.60% Đồng tiền chung châu Âu
JPY 13.60% Đồng Yên – Nhật
GBP 11.90% Đồng Bảng – Anh
CAD 9.10% Đô la Canada
SEK 4.20% Đồng Krona – Thụy Điển
CHF 3.60% Đồng Franc – Thuỵ Sĩ

Trọng số mỗi đồng tiền trong chỉ số phụ thuộc vào giá trị xuất khẩu và nhập khẩu củ Mỹ. Những đồng tiền mà Mỹ xuất khẩu nhiều hơn sẽ có trọng số cao hơn. Ngược lại, những đồng tiền mà Mỹ nhập khẩu nhiều hơn sẽ có trọng số thấp hơn trong chỉ số

Công thức tính DXY:

DXY = 50.14348112 × tỷ giá EUR/USD^(-0.576) × tỷ giá USD/JPY^(0.136) × tỷ giá GBP/USD^(-0.119) × tỷ giá USD/CAD^(0.091) × tỷ giá USD/SEK^(0.042) × tỷ giá USD/CHF^(0.036)

Từ tỷ lệ trên có thể thấy đồng Euro của châu Âu chiếm ưu thế và trọng số lớn hơn hẳn so với các đồng tiền còn lại do các nước Châu Âu là những đối tác thương mại chính, lớn nhất của Mỹ.

Một số nhà quan sát cho rằng cấu tạo của rổ tiền tệ đã lỗi thời khi các đối tượng thương mại lớn của Mỹ hiện tại (Trung Quốc, Mexico, Brazil…) không nằm trong chỉ số, trong khi Thuỵ Sĩ và Thuỵ Điển hiện đã chững lại nhưng vẫn tiếp tục là một phần của chỉ số.

Lịch sử hình thành chỉ số DXY

chi-so-dxy-usd-la-gi
Lịch sử hình thành chỉ số DXY

Hệ thống Bretton Woods ra đời năm 1944, đặt nền móng cho tỷ giá cố định và bản vị vàng (cố định đồng USD theo tỷ lệ 35 USD/1 ounce vàng).

Khi Thế chiến thứ hai khép lại, các cường quốc kinh tế khối Đồng minh, dưới sự dẫn đầu của Mỹ và Anh, vạch ra một trật tự tiền tệ mới cho thế giới nhằm tránh lặp lại sai lầm của Hiệp ước Versailles và cuộc chiến tiền tệ lần thứ nhất.
Các kế hoạch này được đưa ra tại Hội nghị Bretton Woods ở bang New Hampshire vào tháng 7/1944, với kết quả là hệ thống Bretton Woods ra đời năm 1944 với một loạt các quy định và thể chế sẽ định hình hệ thống tiền tệ thế giới trong 3 thập niên kế tiếp. Trong thời kỳ này, hệ thống tiền tệ quốc tế dựa vào vàng thông qua việc USD được tự do chuyển đổi thành vàng với giá cố định 35 USD/1 ounce vàng. Đây còn gọi là thời kì bản vị vàng. Các đồng tiền khác gián tiếp neo giá vào vàng thông qua tỷ giá cố định với USD. Các quốc gia chỉ có thể phá giá tiền tệ với sự chuẩn thuận của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và chỉ trong những trường hợp thâm hụt kéo dài đi kèm lạm phát cao. Dù hình thành dưới hình thức một thỏa thuận quốc tế rộng lớn, cấu trúc Bretton Woods gần như chịu sự chi phối duy nhất của Washington vào thời hoàng kim của sức mạnh kinh tế và quân sự Mỹ.

Ngày 15 tháng 8 năm 1971 đồng đô la Mỹ đã tụt giá xuống mức thấp nhất kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 dẫn đến những lo ngại về tỷ giá hối đoái, Tổng thống Richard Nixon đã tuyên bố Mỹ sẽ đơn phương phá giá đồng đô la, đình chỉ khả năng quy đổi của đồng đô la ra vàng, đồng thời áp đặt mức thuế đặc biệt 10% đối với hàng hóa nhập khẩu. Một quyết định quan trọng mà ảnh hưởng của nó sẽ kéo dài đến tận ngày nay. Năm 1971, Mỹ tuyên bố phá giá USD từ 35 USD/ounce vàng thành 38 USD/ounce vàng, sau đó đồng đôla Mỹ tiếp tục sụt giảm so với tiền tệ các nước tư bản khác. Những hành động này chủ yếu nhằm vào Nhật Bản và Tây Âu, những nước tuy là đồng minh chiến lược của Mỹ nhưng ngày càng trở thành đối thủ cạnh tranh kinh tế với Mỹ. Lúc này, nhiều chính phủ đã thả nổi tỷ giá hối đoái và lựa chọn các cách thức trao đổi ngoài giá vàng. Hệ thống Bretton Woods kết thúc năm 1973

Sau khi hệ thống Bretton Woods kết thúc, Mỹ và các quốc gia khác cần phải thống nhất các chính sách để quy định tỷ giá tiền. Kết quả, rất nhiều chính phủ đã chọn chính sách thả nổi tỷ giá.

Vào tháng 3 năm 1973 bởi Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tạo ra chỉ số DXY được để đo lường giá trị của USD so với các đồng tiền khác trong thị trường quốc tế, và do ICE Futures US quản lý từ năm 1985. Từ đó, chỉ số DXY đã trở thành 1 trong những chỉ số tài chính quan trọng nhất trên thế giới, và được sử dụng rộng rãi trong ngành tài chính

Chỉ số DXY ban đầu được đặt ở mức 100 điểm, và được được tính toán trên cơ sở hàng ngày trong suốt quá trình từ khi thành lập đến nay

Trong quá khứ, chỉ số DXY đã trải qua nhiều biến động và ảnh hướng đến nhiều khía cạnh của nền kinh tế, tài chính toàn cầu cũng như phản ánh diễn biến của thị trường tài chính

VD: Vào tháng 2/1985, chỉ số DXY đã đạt mức giao dịch cao nhất là 164.720 do chính sách tăng lãi suất của PED. Ngày 16/3/2008, chỉ số DXY xuống thấp nhất là 70.698 do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và các vấn đề kinh tế bất ổn của Mỹ.

Ban đầu, chỉ số DXY được đo lường theo 10 loại tiền tệ khác nhau. Tuy nhiên vào năm 1999, sau khi Liên minh châu Âu lập ra đồng tiền chung là EUR, thì các đồng tiền của Đức, Pháp, Ý, Hà Lan và Bỉ được loại bỏ khỏi rổ chỉ số và được thay thế bằng đồng EUR cho tới bay giờ. Đây cũng là nguyên nhân khiến đồng EUR chiếm tỷ trọng đến 57.6%

Những yếu tố tác động tới chỉ số DXY

Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số DXY

usd-index-cac-yeu-to-tac-dong
Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số DXY

Cung và cầu của đồng USD so với 6 loại tiền tệ thành phần: Chỉ số DXY tăng hoặc giảm theo cung và cầu của đồng USD và 6 loại tiền tệ thành phần. Những chỉ số này giúp các nhà đầu tư đưa ra phán đoán về sự biến động của USD trong tương lai.

Chính sách tiền tệ của Fed: Chính sách tiền tệ của FED, bao gồm cả lãi suất, cung tiền và các chính sách mua lại tài sản có thể ảnh hưởng tới giá trị USD. Khi Fed tăng lãi suất sẽ khiến đầu tư bằng đồng USD hấp dẫn hơn so với các đồng tiền khác => nhu cầu USD tăng => Chỉ số DXY tăng và ngược lại.

 Các đồng tiền trong rổ tính DXY: Nếu kinh tế Châu Âu, Nhật và Anh suy yếu => đồng USD mạnh lên do 3 đồng tiền khu vực này chiếm tỷ trọng lớn trong DXY.

Sức mạnh của nền kinh tế Mỹ: Kinh tế Mỹ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới giá trị USD. Việc nền kinh tế Mỹ khỏe mạnh, tăng trưởng và xuất hiện nhiều cơ hội đầu tư sẽ thúc đẩy dòng vốn đầu tư chảy vào quốc gia, điều này có thể tăng giá trị của USD và giúp tăng chỉ số DXY. Tuy nhiên, nếu kinh tế Mỹ yếu, thì USD có thể giảm giá trị và làm giảm chỉ số DXY. Bên cạnh đó, do USD là đồng tiền dự trữ quốc tế và là nơi trú ẩn trong các sự kiện bất ổn, nên sức mạnh của nền kinh tế nói chung đóng vai trò không nhỏ trong việc củng cố vị thế này của Mỹ. Tuy nhiên, nếu kinh tế Mỹ yếu, thì USD có thể giảm giá trị và làm giảm chỉ số DXY

Lạm phát cũng nằm trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến thị trường dẫn đến thay đổi chỉ số DXY. Khi lạm phát xảy ra, Nhà nước sẽ sử dụng biện pháp tăng lãi suất lên để giữ cho đồng USD trở lại vị trí ban đầu.

Tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Chỉ số USD Index có mối quan hệ mật thiết tới sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Vì vậy, khi nền kinh tế bị biến động thì chỉ số DXY cũng sẽ biến đổi theo.

Chính sách tiền tệ quốc gia: Chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến lãi suất và cung – cầu của các đồng tiền.

Sự biến động trên thị trường tài chính. Các biến động và rủi ro trên thị trường tài chính như vàng, hàng hóa, forex… đều có thể ảnh hưởng tới giá trị của USD, do đó sẽ gián tiếp ảnh hưởng tới chỉ số DXY

Tình hình kinh tế, địa chính trị:

Kinh tế Hoa Kỳ phát triển và tăng trưởng mạnh => Lợi nhuận doanh nghiệp tăng cao => Nhu cầu về USD lớn => DXY tăng.

Kinh tế tăng trưởng tốt => nhu cầu đầu tư và sử dụng đồng USD như ngoại tệ trú ẩn an toàn cũng khiến giá trị của đồng USD tăng => Nhu cầu về USD tăng => DXY tăng.

Căng thẳng địa chính trị trên thế có thể khiến nhà đầu tư trú ẩn ở USD => Nhu cầu về USD tăng => DXY tăng.

Thăng trầm của DXY trong quá khứ

thăng trầm của usd-index

– Giai đoạn 1980-1985: DXY bắt đầu đi lên vào khoảng năm 1980, khi nền kinh tế thế giới thoát ra khỏi một trong những thập kỷ địa chính trị khắc nghiệt nhất của những năm 1970. Từ năm 1980 đến năm 1985, chỉ số DXY đã tăng hơn 50% khi các nền kinh tế Mỹ Latinh bắt đầu vỡ nợ.

– Giai đoạn 1994-2000: Đợt tăng lớn thứ hai của chỉ số DXY bắt đầu vào năm 1994 khi Fed bắt đầu tăng lãi suất. Điều này cùng với việc cổ phiếu công nghệ tăng đã đưa đồng USD tăng giá đến năm 2000. Tuy nhiên, bong bóng dotcom vỡ cùng vụ khủng bố 11/9 đã khiến đà tăng chấm dứt, đồng USD sụt giảm trầm trọng. Chỉ số DXY rơi về mức đáy lịch sử trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008, suy thoái lúc đó lan rộng trên toàn thế giới.

– Giai đoạn 2011-2016: chỉ số DXY bắt đầu tăng trở lại từ 2011 nhờ vào 2 yếu tố chính:

• Vào năm 2011, hầu hết các nền kinh tế Nam Âu đều lâm vào tình trạng khó khăn do vay nợ quá mức. Mà các nền kinh tế này là một phần của đồng EUR, dẫn đến đồng EUR suy yếu và USD mạnh lên.

• Fed lần đầu tiên đề cập đến việc giảm bớt việc mua trái phiếu của họ vào năm 2013 và bắt đầu tăng lãi suất vào năm 2015. Năm 2016, đồng USD chạm mức cao nhất trong vòng 13 năm nhờ niềm tin FED tiếp tục tăng lãi suất cùng việc Donald Trump đắc cử Tổng thống với lời hứa tăng chi tiêu cho cầu đường và công nghiệp giúp nhà đầu tư lạc quan về tốc độ tăng trưởng trong tương lai và đẩy đồng USD tăng cao.

 – Giai đoạn 2022-2023: Năm 2022 đánh dấu thời điểm chỉ số DXY tăng rất mạnh. Lý do chính là lạm phát của Hoa Kỳ tăng lên mức cao kỷ lục. Để kiềm chế lạm phát, Fed đã tăng lãi suất 11 lần kể từ tháng 10/2022 khiến giới đầu tư chuyển qua các khoản đầu tư bằng đồng USD để thu lợi nhiều hơn => nhu cầu USD tăng mạnh => giá trị của đồng USD lên cao.

Hiện tại, đồng USD có thể còn duy trì ở mức cao với các lý do sau:

Thị trường tin Fed sẽ duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt trong năm 2024

Kinh tế Hoa Kỳ vững vàng trong khi kinh tế Châu Âu và Trung Quốc đang gây thất vọng.

Vai trò và sự ảnh hưởng của chỉ số DXY trên thị trường tài chính

Trên thị trường tài chính, mặc dù Dollar Index hiện nay không còn phản ánh chính xác sức ảnh hưởng của đồng USD do các đối tác thương mại lớn của Mỹ hiện tại như Trung Quốc hay Mexico không cấu thành nên chỉ số Dollar Index, nhưng nó vẫn được nhiều nhà đầu tư sử dụng. Sự biến động của đồng USD gây ra nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung, cũng như đến giá của các loại tài sản. Việc Dollar Index tăng cao thường khiến các tài sản được neo theo đồng USD sụt giảm

usd-dxy-anh-huong-toi-thi-truong
Những ảnh hưởng của USD Index lên thị trường tài chính quốc tế

Ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối (Forex)

usd-index-vnd

USD được sử dụng rộng rãi trên thế giới, được coi là đồng tiền phổ biến để trao đổi với tất cả tài sản và hàng hóa, vì vậy nó có sức ảnh hưởng rất lớn đến thị trường Forex. Dựa vào sự biểu thị của cặp tỷ giá mà nhà đầu tư có thể cân nhắc có nên đầu tư hay không.

Nếu chỉ số DXY tăng, điều này có thể gây áp lực giảm giá trị của các đồng tiền tiền khác so với USD. Ngược lại, nếu cỉ số DXY giảm, điều này có thể tại ra cơ hội cho các đồng tiền khác tăng giá trị so với USD

Chỉ số DXY cũng ảnh hưởng tới thị trường ngoại hối của Việt Nam. Nếu đồng USD mạnh lên thì giá trị đồng VND sẽ giảm và ngược lại. Điều này có thể ảnh hưởng tới các giao dịch xuất nhập khẩu hay các hoạt động mua bán ngoại tệ của Việt Nam

Ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán

Chỉ số DXY ảnh hưởng đến nền kinh tế của các quốc gia, tác động đến nhiều ngành nghề, doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng USD để giao dịch. Do đó, nó cũng ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán.

Ví dụ: Khi USD tăng giá thì những doanh nghiệp xuất khẩu, thanh toán bằng đồng USD như dệt may, gỗ, thủy sản sẽ hưởng lợi, những doanh nghiệp đang vay nợ bằng các đồng tiền khác sẽ hưởng lợi do những đồng tiền này bị mất giá.

Khi USD tăng thì những doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ sẽ bị ảnh hưởng lớn do các mặt hàng sẽ trở nên đắt đỏ hơn, ví dụ như các công ty nhập khẩu hóa chất, dược phẩm… Những công ty vay nợ bằng USR cũng gặp bất lợi nếu đồng Đô la tăng giá. Việc vay nợ bằng USD khiến họ lỗ tỷ giá dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm.

Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng nằm trong số bị ảnh hưởng. Một số doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi khi USD tăng giá và một số doanh nghiệp khác bị ảnh hưởng.

usd-index-anh-huong-toi-chung-khoan-viet-nam
Sự ảnh hưởng của DXY tới thị trường chứng khoáng Việt Nam

Chỉ số DXY có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ giá và chính sách tiền tệ của Việt Nam. Chúng ta có thể thấy chỉ số DXY tăng lên có ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam qua hai yếu tố:

1. Dòng tiền nước ngoài chuyển sang các kênh đầu tư khác bằng USD nhằm thu được lợi nhuận cao hơn => Đây chính là một phần lý do dòng tiền nước ngoài sẽ rút khỏi các thị trường chứng khoán mới nổi hay cận biên như Việt Nam.

2. DXY tăng làm tăng áp lực tỷ giá, NHNN có thể can thiệp chính sách tiền tệ. Như Ngân hàng Nhà nước phát hành tín phiếu và sắp tới là bán USD để làm dịu lại tình hình tỷ giá. Điều này khiến ảnh hưởng tiêu cực lên dòng tiền của Nhà đầu tư.

Ảnh hưởng tới thị trường trái phiếu

Chỉ số DXY có thể ảnh hưởng tới lãi suất trái phiếu, đặc biệt là các trái phiếu có lãi suất cố định. Khi chỉ sô DXY tăng, có thể làm giảm giá trị của các trái phiếu bỏi các trái phiếu thường được định giá bằng USD

Nếu USD mạnh hơn, các nhà đầu tư có thể quyết định đầu tư vào trái phiếu được phát hành bàng đồng tiền khác vì lợi suất cao hơn, dẫn đến giảm cung cầu và giảm giá trị của trái phiếu được phát hàng bằng USD

Ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa

Chỉ số DXY có thể ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng được giao dịch bằng USD như: Dầu, vàng, kim loại quý… Chỉ số DXY tăng, điều này có thể làm giảm giá trị của các mặt hàng này và dẫn đến giá giá trị của của các chỉ số hàng hóa. Ngược lại, nếu chỉ số DXY giảm, có thể tạo ra cơ hội cho các mặt hàng này tăng giá trị

moi-quan-he-gia-vang-va-do-la-usd

Đặc biệt, cho đến nay, vàng vẫn đóng vai trò quan trọng đối với các quốc gia, vừa để trao đổi, vừa để đầu tư và dự trữ. Khi USD tăng giá, nhiều người có xu hướng bán vàng để mua Đô la, khi USD giảm giá thì nhiều người lại bán Đô la để mua vàng để giữ an toàn cho tài sản.

Ảnh hưởng đến thị trường Crypto (Bitcoin)

usd-index-bitcoin
Ảnh hưởng đến thị trường Crypto (Bitcoin)

Crypto (hay còn gọi là Cryptocurrency) là dạng tiền điện tử (tiền mã hóa).

Trong thị trường tiền điện tử hiện tại Bitcoin (ký hiệu: BTC, XBT, ) là đồng có giá trị cao nhất. Xét theo thông lệ thì Bitcoin cũng luôn được mang ra làm đại điện Crypto để so sánh với giá trị của USD.

Bitcoin và DXY có mối tương quan nghịch đảo

Theo quan sát, có một mối tương quan nghịch đảo của việc giá Bitcoin giảm trong khi USD đang trở nên mạnh hơn. Chúng ta xét trong thời điểm từ tháng 4/2020 và năm 2021 sẽ thấy sự nghịch đảo giữa hai chỉ số này

USD-bitcoin-ngịch
Mối tương quan nghịch giữa BTC và DXY

Về mối tương quan này như sau:

  • Chúng ta đã nhìn thấy sự tương đồng giữa Bitcoin và cổ phiếu của các công ty công nghệ tại Mỹ. Cụ thể, khi FED bắt đầu có dấu hiệu tăng lãi suất, cả cổ phiếu công nghệ và Bitcoin đều đi xuống.
  • Điều này cho thấy rằng dù Bitcoin được xem như là nơi trú ẩn an toàn nhưng nó vẫn đi song hành với biến động thị trường hiện tại.
  • Bitcoin hiện vẫn là đồng tiền lớn nhất trên thị trường. Và lẽ đương nhiên, các đồng tiền khác cũng đi theo sau biến động của Bitcoin.

Điều này có thể được giải thích như sau:

  • Khi nền kinh tế có dấu hiệu bị tổn thương, các nhà đầu tư không chắc chắn về Bitcoin. Họ sẽ cần phải thanh lý tài sản bao gồm BTC và các loại tiền điện tử khác.
  • Lãi suất tăng làm tăng chi phí vay vốn của các doanh nghiệp còn người tiêu dùng nó làm cho việc mua hàng hóa đắt hơn. Nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng chậm lại và điều này có thể dẫn đến suy thoái và đương nhiên cũng có thể ảnh hưởng đến Bitcoin.

Bitcoin và DXY có mối tương quan thuận

Như chúng ta có thể thấy từ biểu đồ trên, sự mạnh lên có thể nhận thấy của đồng đô la Mỹ trong một số thời điểm cũng tương đồng với sự tăng giá của Bitcoin. Giá Bitcoin thời điểm đó chạm mốc tồi tệ nhất trong lịch sử, có thể so sánh với “mùa đông tiền điện tử” đầu tiên từ năm 2013 – 2015. Sau thời điểm đó, giá đã dần phục hồi trở lại

USD-bitcoin-thuan
BTC và DXY có thời điểm có tương quan thuận

Điều đó không có nghĩa là mặc định mua BTC khi DXY tăng và ngược lại. Cần thận trọng, đặc biệt là trong một số trường hợp, mối tương quan giữa DXY và BTC đôi khi có thể không được giữ vững, không theo lẽ thường. Tất cả các mối tương quan đều dựa trên biến động giá, do đó có thể bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông

Cách đọc chỉ số DXY nhanh chóng và chính xác

Xem chỉ số DXY ở đâu?

Chỉ số đồng Đô la Mỹ cũng được thống kê hàng ngày dưới dạng biểu đồ tương tự như đồ thị giá của các mã chứng khoán. Chúng ta có thể xem chỉ số DXY trực tuyến tại những chuyên trang về chứng khoán như: tradingview.com, investing.com, ifcmarkets.com

Cách đọc hiểu chỉ số DXY:

Chỉ số này chỉ được tính 24 giờ/ngày, 5 ngày/tuần, 286 ngày/năm. Chỉ số USD Index đo lường giá trị của đồng Đô la Mỹ so với số cơ bản để so sánh là 100.00

Nếu giá trị của chỉ số DXY tăng, tức là giá trị USD tăng so với đồng tiền khác trong chỉ số; và ngược lại, nếu giá trị của chỉ số DXY giảm thì giá trị của nó giảm so với đồng tiền khác trong chỉ số

Ví dụ: Trên biểu đồ chỉ số DXY, chỉ số này có giá trị là 106,98 nghĩa là USD Index đã tăng 6,98% so với giá trị đồng USD ban đầu (1973). Nếu chỉ số có giá trị là 67,3 thì USD Index đã giảm đi 32,7% so với giá trị đồng USD ban đầu (1973). Nếu giá trị DXY là 100, tức là USD đang giữ giá trị ổn định so với các đồng tiền khác trong bộ chỉ số

Cách sử dụng chỉ số DXY hiệu quả

Trong giao dịch ngoại hối, chỉ số đồng Đô la DXY cung cấp tín hiệu rõ ràng nhất khi xu hướng của thị trường và đồng Đô la Mỹ không rõ ràng. Tức là nếu bạn giao dịch ngoại hối với cặp tiền có chứa đồng Đô la Mỹ thì cần nghiên cứu chỉ số DXY.

chi-so-dxy-usd-la-gi

– Nếu USD là đồng tiền yết giá thì chỉ số DXY và giá của cặp tiền đó khả năng rất lớn là sẽ di chuyển cùng hướng

– Nếu USD là đồng tiền định giá thì chỉ số DXY và cặp tiền đó có thể sẽ di chuyển ngược nhau.

Có thể xem USD Index như một chỉ số để định hướng cho đồng USD trong cặp tiền để có kết luận chính xác nhất khi đưa ra quyết định giao dịch.

Tóm lại, chỉ số DXY hay còn gọi là USD Index là bộ chỉ số đo lường sức mạnh của đồng USD với 6 loại ngoại tệ khác. Đi kèm với đó, Mỹ là quốc gia đứng đầu về kinh tế tài chính và USD là 1 trong những đồng tiền chi phối thị trường ngoại hối lớn nhất nên đồng USD có ảnh hưởng tới nhiều loại tài sản khác nhau. DXY chi phối các hoạt động sản xuất, đầu tư, xuất nhập khẩu trên toàn thế giới và ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động kinh tế khác. Biến động của USDX thể hiện biến động của nền kinh tế Mỹ cũng như biến động của các nền kinh tế chủ chốt trên thế giới mà đồng tiền của nó đại diện. Một khi USDX biến thiên theo đúng giá trị nội tại của nó tức là thể hiện sự cân bằng tương đối trong rổ tiền tệ. Khi đó các nền kinh tế chủ chốt được coi là đã phục hồi qua cơn suy thoái. Và như một tất yếu, USDX sẽ lại biến động theo chu kỳ kinh tế mới theo hành trình bất tận của nó.