Cách đấu nối các loại công tắc điện

Công tắc điện là thiết bị được sử dụng để mở hoặc đóng (ON/OF) nguồn điện trong hệ thống mạch. Khi công tắc mở, nó cho phép dòng điện chạy qua mạch và ngược lại, khi công tắc đóng thì mạch điện sẽ bị ngắt và không có dòng điện chạy qua.

Sơ đồ đấu nối công tắc điện

Công tắc điện thường được sử dụng trong các mạch điện chiếu sáng và các thiết bị điện gia dụng, đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và quản lý hệ thống điện, đảm bảo an toàn và tiết kiệm năng lượng.

Đấu nối công tắc điện 1 chiều

Công tắc điện 1 chiều hay còn gọi là công tắc B, đây là một loại công tắc được sử dụng để điều khiển thiết bị (Chủ yếu dùng cho đèn điện) trực từ 1 công tắc được lắp đặt cố định. Công tắc 1 chiều có cấu tạo đơn giản với 2 cực: 1 cực vào (cực động) & 1 cực ra (Cực tĩnh)

Đấu nối công tắc điện 1 chiều

Cách đấu nối công tắc 1 chiều:

  • Bước 1: Tắt nguồn điện trước khi tiến hành đấu nối để đảm bảo an toàn
  • Bước 2: Chuẩn bị các vật dụng và thiết bị đấu nối như: cầu chì, công tắc, bóng đèn, ổ cắm điện, dây điện, tua vít, bút thử điện,…
  • Bước 3: Đấu nối
    • Xác định cực L – cực vào, và cực ra
    • Dây nóng được đấu với cực L của công tắc
    • Ta còn lại cực ra của công tắc thứ 2 sẽ đấu trực tiếp với bóng đèn.
    • Dây N trung tính sẽ được đấu nối trực tiếp với đèn.
  • Bước 4: Hoàn thiện và kiểm tra: Khi đấu nối hoàn tất, mở nguồn điện và kiểm tra bằng cách bật/tắt công tắc để xem bóng đèn có sáng hay không.

Đấu nối công tắc điện 2 chiều

Công tắc điện 2 chiều (hay còn gọi là công tắc đảo chiều, công tắc C, công tắc 3 cực) là công tắc có 3 cực, khi có dòng điện xuất hiện, sẽ có 1 cực vào (cực chung, cực động) và 2 cực ra (cực tĩnh). Với kết cấu này, ở một thời điểm dòng điện đi qua, chỉ có 1 cực ra được nối thông với cực vào và làm cho đèn hay thiết bị điện hoạt động. Với cực ra còn lại, khi được kích hoạt sẽ làm ngắt dòng điện, đèn hay thiết bị điện sẽ ngừng hoạt động.

Với nguyên lý này, ở thực tế, hoàn toàn có thể thực hiện đóng, ngắt dòng điện đối với 1 bóng đèn hay 1 thiết bị điện ở 2 khu vực khác nhau (cầu thang, lan can chung cư, các khu vực chung,…), rất tiện lợi trong sinh hoạt hàng ngày.
Sơ đồ đấu nối công tắc điện 2 chiều

Cách đấu nối công tắc 2 chiều:

  • Bước 1: Ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn
  • Bước 2: Chuẩn bị các vật dụng và thiết bị đấu nối như: cầu chì, công tắc, bóng đèn, ổ cắm điện, dây điện, tua vít, bút thử điện,…
  • Bước 3: Đấu nối
    • Công tắc 3 cực (3 tiếp điểm sẽ có 3 line để đấu dây kí hiệu là L; L1; L2).
    • Dây nóng được đấu với cực L của công tắc thứ 1
    • Hai dây đơn sẽ được đấu ở cực L1 của công tắc thứ 1 với cực L1 của công tắc thứ 2, tương tự dây còn lại đấu cực L2 của công tắc thứ 1 với cực L2 của công tắc thứ 2
    • Ta còn lại cực L của công tắc thứ 2 sẽ đấu trực tiếp với bóng đèn.
    • Dây N trung tính sẽ được đấu nối trực tiếp với đèn.
    • Như vậy là ta có đã một mạch điện cầu thang hoàn chỉnh sử dụng công tắc hai chiều (công tắc 3 tiếp điểm).
  • Bước 4: Hoàn thiện và kiểm tra hoạt động của công tắc bằng cách bật/tắt đèn ở 2 vị trí khác nhau.
Sơ đồ đấu nối công tắc điện 2 chiều cho cầu thang

Đấu nối công tắc 2 cực 20A

Công tắc 2 cực 20A (Hay còn gọi là công tắc D), đây là loại công tắc đucợ thiết kế chuyên dụng cho bình nóng lạnh hoặc thiết bị sử dụng điện lớn (Max 20A)

Công tắc 2 cực có cấu tạo gồm 2 cực L (Line – Dây nóng) và N (Neutral – Dây trung tính). Khi điều khiển bật/tắt công tắc sẽ mở/ngắt cả 2 cực L và N (mạch sẽ được ngắt hoàn toàn)

Sơ đồ đấu nối công tắc 2 cực

Cách đấu nối công tắc 2 cực:

  • Bước 1: Tắt nguồn điện trước khi tiến hành đấu nối để đảm bảo an toàn
  • Bước 2: Chuẩn bị các vật dụng và thiết bị đấu nối như: cầu chì, công tắc, bóng đèn, ổ cắm điện, dây điện, tua vít, bút thử điện,…
  • Bước 3: Đấu nối
    • Xác định cực vào L / N, và cực ra
    • Dây nóng được đấu với cực L của công tắc
    • Dây nguội được đấu với cực N của công tắc
    • Ở 2 cực đầu ra của công tắc là mặc định, ta chỉ cần đấu nối trực tiếp 2 cực đầu ra của công tắc với thiết bị sử dụng điện là xong
  • Bước 4: Hoàn thiện và kiểm tra: Khi đấu nối hoàn tất, mở nguồn điện và kiểm tra bằng cách bật/tắt công tắc để xem hoạt động.

Đấu nối công tắc trung gian

Công tắc trung gian (Hay còn gọi là công tắc 4 cực, công tắc E) là 1 loại công tắc điện được sử dụng để điều khiển đèn từ 2 hoặc nhiều vị trí khác nhau và lắp đặt theo sơ đồ điện nhất định. Vì vậy bảng điện nối của loại công tắc trung gian cần có sự hiểu biết và tay nghề thợ cao để không xảy ra tình trạng đấu dây bị chập cháy điện. Công tắc E thường được sử dụng trong các hệ thống chiếu sáng cho cầu thang, phòng có nhiều cửa ra vào, tòa nhà văn phòng lớn

Công tắc trung gian bao gồm bốn điểm nối đầu cuối để thay đổi dòng điện từ mạch này sang mạch khác. Kết nối và hoạt động của công tắc trung gian được minh họa như sau:

So đồ đấu mạch điện công tắc trung gian

Mạch bao gồm một công tắc hai chiều ở mỗi đầu (công tắc trên; dưới) và một công tắc trung gian ở giữa. Tất cả ba công tắc được kết nối với nhau bằng dây cáp ba lõi và dây tiếp đất. Lưu ý rằng dây kết nối với các đầu cuối được nối thẳng qua công tắc trung gian bằng đầu nối cáp.

Tất cả các dây nối đất phải kết nối với đầu dây tiếp đất trong hộp mặt sau của công tắc. Vậy nên nếu bạn đang sử dụng công tắc kim loại thì phải có một vòng lặp từ đầu nối đất nguồn đến đầu nối đất trên tấm công tắc.

So đồ điều khiển vị trí công tắc trung gian

Mạch này có thể được mở rộng thành mạch chuyển với bốn, năm,… vị trí khác nhau bằng cách thêm các công tắc trung gian bổ sung ở bất kỳ đâu dọc theo cáp điều khiển.

Đấu nối Dimmer đèn & Dimmer quạt

Dimmer (Hay còn gọi là công tắc dimmer, chiết áp) là dạng công tắc điều chỉnh ánh sáng / tốc độ quạt điện

Dimmer đèn dùng để điều chỉnh độ sáng đèn (Lux) giúp tối ưu ánh sáng trong 1 không gian. Các loại dimmer thường sử dụng: dim 1-10V, dim triac, dim dali

Lưu ý không phải đèn LED nào cũng có thể dùng dimmer điều khiển, chỉ có những đèn LED mà nhà sản xuất cho phép (Driver phải tương thích) thì mới được sử dụng dimmer để điều khiển ánh sáng.

Dimmer quạt dùng để điều chỉnh độ tốc độ quạt thay thế cho hoặc hộp số và bộ điều khiển từ xa remote (Hoặc có thể dùng song song với remote)

Lưu ý không phải quạt nào cũng có thể dùng dimmer điều khiển, chỉ có những quạt mà nhà sản xuất cho phép thì mới được sử dụng dimmer để điều khiển tốc độ (VD: các dòng quạt của hàng Panasonic tuyệt đối không được phép sử dụng dimmer)

2 dòng dimmer phổ thông: Dimmer Triac và Dimmer DALI

Sự khác biệt giữa Dimmer Triac và Dimmer DALI

Một trong những quyết định quan trọng khi lựa chọn hệ thống chiếu sáng cho ngôi nhà hoặc cơ sở thương mại của bạn là chọn loại Dimmer phù hợp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích cách phân biệt hai loại Dimmer phổ biến nhất: Dimmer Triac và Dimmer DALI.

Triac dimmer là một thiết bị đơn giản, hoạt động theo cơ chế analog để điều chỉnh độ sáng của đèn bằng cách điều chỉnh góc pha của nguồn điện AC. Ngược lại, DALI dimmer sử dụng tín hiệu kỹ thuật số để kiểm soát chính xác và linh hoạt độ sáng của hệ thống chiếu sáng trong môi trường mạng.

Bộ điều chỉnh độ sáng Triac Dimmer

Triac Dimmer: Triac dimmer là một thiết bị điện tử được sử dụng để điều chỉnh độ sáng của đèn. Từ “triac” là viết tắt của “triode for alternating current,” và nó là một loại thiết bị bán dẫn có thể kiểm soát dòng điện tới tải.

Dưới đây sẽ giải thích cơ bản về  Nguyên lý hoạt động:

  • Triac có thể dẫn điện theo cả hai chiều khi được kích hoạt.
  • Trong mạch dimmer triac, triac được kết nối nối tiếp với tải (như bóng đèn, tăng phô điện).
  • Hiệu ứng tăng giảm độ sáng đạt được bằng cách kiểm soát điểm trong chu kỳ AC mà triac được kích hoạt.
  • Thông thường điều này được thực hiện bằng cách điều chỉnh góc pha của tín hiệu AC bằng một điện trở biến thiên còn gọi là (chiết áp).

Ưu điểm:

  • Dimmer triac đơn giản và tiết kiệm chi phí.
  • Chúng có thể xử lý tải công suất cao.
  • Phù hợp với đèn sợi đốt và đèn halogen, và một số đèn LED và CFL được thiết kế để điều chỉnh độ sáng.
  • Điều chỉnh linh hoạt độ sáng của đèn.
  • Dễ dàng lắp đặt và sử dụng.

Nhược điểm:

  • Dimmer triac có thể gây nhấp nháy với một số loại bóng đèn.
  • Chúng có thể tạo ra nhiễu điện (EMI), gây nhiễu cho các thiết bị điện tử khác.
  • Không phải tất cả các đèn LED và CFL đều tương thích với dimmer triac mà không gây nhấp nháy hoặc tạo tiếng ù.
Sơ đồ tham khảo về Dimmer Triac

Bộ điều chỉnh độ sáng DALI Dimmer

Daily Dimmer: “DALI dimmer,” là viết tắt của Digital Addressable Lighting Interface. Nếu vậy bài này sẽ giải thích cụ thể hơn về DALI Dimmer:

DALI là gì?

  • DALI là một giao thức tiêu chuẩn (IEC 62386) để truyền thông kỹ thuật số giữa các thiết bị chiếu sáng.
  • Nó cho phép kiểm soát và giám sát từng thiết bị chiếu sáng trong một mạng lưới.

Nguyên lý hoạt động:

  • Dimmer DALI sử dụng tín hiệu kỹ thuật số để kiểm soát độ sáng của thiết bị chiếu sáng.
  • Nó bao gồm một bộ điều khiển DALI, gửi lệnh đến các driver hoặc ballast có khả năng điều chỉnh độ sáng DALI.
  • Mỗi đèn có thể được định địa chỉ và kiểm soát riêng biệt, cho phép các kịch bản chiếu sáng phức tạp và tự động hóa.

Ưu điểm:

  • Kiểm soát chính xác: Các đèn có thể được tăng giảm đến mức độ chính xác cao.
  • Linh hoạt: Dễ dàng tái cấu trúc ánh sáng mà không cần đi lại dây điện.
  • Tích hợp: Có thể tích hợp vào hệ thống quản lý tòa nhà lớn hơn.
  • Độ tin cậy: Kiểm soát kỹ thuật số cung cấp hiệu suất nhất quán và đáng tin cậy.

Nhược điểm:

  • Chi phí: Hệ thống DALI có thể đắt đỏ hơn khi lắp đặt do cần các thiết bị và bộ điều khiển tương thích.
  • Phức tạp: Cần thiết lập và lập trình phức tạp hơn so với các hệ thống điều chỉnh độ sáng Triac Dimmer.
Sơ đồ tham khảo về Dimmer DALI

Trên đây là cách đấu nối cơ bản cho các loại công tắc điện cơ bản lưu hành tại Việt Nam

Kim Quang Electric