Kích thước và cách tính tải thanh đồng busbar

Đặc tính đặc trưng của kim loại đồng

Xem thêm Cách tính tải dây cáp điện, Đơn vị đo lường AWG của Mỹ, Cập nhật giá đồng giao dịch trên thế giới

  • Kí hiệu kim loại đồng: Cu
  • Số nguyên tử: 29
  • Điểm sôi: 2.562248° C
  • khối lượng của nguyên tử đồng là: 63,546 u
    • 1 u = 1/NA gam = 1/(1000Na) kg
    • Trong đó Na chính là hàng số Avogadro
    • 1 u xấp xỉ bằng 1.66053886 x 10-27 kg
    • 1 u xấp xỉ bằng 1.6605 x 10-24 g
  • Khối lượng riêng đồng (D) ≈ 8.96 g/cm³ ≈ 0.00896 kg/cm³
  • Điểm nóng chảy của nó là 1.085° C
  • Cấu trúc tinh thể đồng: ở dạng tâm diện lập phương
  • Đặc điểm: chất rắn, tính dẻo cao
  • Dẫn điện, nhiệt tốt.
  • Khả năng chống ăn mòn hiệu quả.
Kích thước và quy cách thanh busbar đồng
Busbar đồng, đồng tấm, đồng cuộn

Với đặc tính dẻo & dẫn điện tốt, đồng đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền tải điện. Đặc biệt, thanh cái đồng (Busbar) thường được sử dụng và rất quan trọng trong việc lắp đặt tủ điện. Đây là thiết bị đảm nhận việc kết nối, dẫn điện và chia tách nguồn điện trong hệ thống tủ điện & hệ thống điện tòa nhà

Kim Quang Electric trân trọng gửi tới Quý khách bảng quy cách quy chuẩn các chủng loại thanh cái đồng, đồng cuộn, đồng tấm trên thị trường và cách tính khối lượng đồng (Quy đổi độ dài ↔ khối lượng) của từng chủng loại đồng đỏ

Thanh đồng cái busbar (Đồng đỏ la, nẹp…)

Thanh cái đồng busbar

Busbar đồng (hay còn gọi là thanh đồng cái busbar, thanh cái đồng, thanh cái đồng tủ điện, thanh cái tủ điện) là lõi dẫn điện bằng đồng không có lớp cách điện. Để bọc cách điện busbar ta dùng màng co nhiệt PVC (Co nhiệt bọc đồng thanh cái / Gen co nhiệt cách điện), co nhiệt được sản xuất từ nhựa mềm cách điện (Soft PVC) nên khi gia nhiệt, ống co nhiệt sẽ co lại, ôm sát thanh cái, tạo lớp cách điện an toàn, chống rò rỉ điện, chống ăn mòn và tăng độ bền cơ học. Busbar đóng vai trò chủ chốt trong việc truyền tải dòng điện từ nguồn cung cấp đến các thiết bị và tải khác trong hệ thống.

Co nhiệt PVC

Vật liệu tiêu chuẩn để sản xuất busbar thường là đồng, đồng thau hoặc nhôm được chế tạo dưới dạng thanh đặc / ống đặc hoặc rỗng. Trong đó, nhờ khả năng dẫn điện tốt, độ bền cao nên đồng thường là vật liệu được sử dụng phổ biến để sản xuất busbar.

Busbar bên trong vỏ tủ điện và có vai trò quan trọng trong việc truyền tải nguồn điện có dòng tải và điện áp lớn cho các thiết bị tiêu thụ điện lớn mà cáp điện không đáp ứng được

Công thức tính khối lượng thanh đồng cái

Khối lượng thanh cái đồng đỏ (D) = T x W x  L x D/1000 (kg)

Trong đó:

    • T là độ dày
    • W là chiều rộng
    • L là chiều dài
    • D là khối lượng riêng đồng đỏ ≈ 8.96 g/cm³ ≈ 0.00896 kg/cm³

Ví dụ: Tính khối lượng đồng thanh cái: 5mm x 50mm x dài 1m5

Khối lượng (1m5) M = 5 x 50 x 1.5 x 8.96/1000 = 5 x 50 x 1.5 x 0.00896 = 3.36 kg

Kích thước thanh cái busbar

Bảng quy cách / kích thước thanh cái đồng đỏ – Busbar
STT Quy cách thanh đồng busbar
(Dày T x rộng W x dài L)
(mm)
Khối lượng 1 mét
(M = T x W x  L x D/1000)
(kg/m)
Tiết diện mặt cắt ngang
(S = dài x rộng)
(mm²)
Chu vi mặt cắt ngang
(P = (dài + rộng)x2)
(mm)
Sức chịu tải dòng điện
I = 7.73 x S^0.5 x P^0.39
(Amax.)
1 2  x 10  x 4000               0,18 20 24 119
2 2  x 12  x 4000               0,22 24 28 139
3 3  x 10  x 4000               0,27 30 26 151
4 3  x 12  x 4000               0,32 36 30 175
5 3  x 15  x 4000               0,40 45 36 210
6 3  x 20  x 4000               0,54 60 46 267
7 3  x 25  x 4000               0,67 75 56 322
8 3  x 30  x 4000               0,81 90 66 376
9 3  x 40  x 4000               1,08 120 86 481
10 3  x 50  x 4000               1,34 150 106 584
11 4  x 20  x 4000               0,72 80 48 313
12 4  x 25  x 4000               0,90 100 58 377
13 4  x 30  x 4000               1,08 120 68 439
14 4  x 40  x 4000               1,43 160 88 561
15 4  x 50  x 4000               1,79 200 108 679
16 4  x 60  x 4000               2,15 240 128 795
17 5  x 15  x 4000               0,67 75 40 282
18 5  x 20  x 4000               0,90 100 50 355
19 5  x 25  x 4000               1,12 125 60 427
20 5  x 30  x 4000               1,34 150 70 496
21 5  x 40  x 4000               1,79 200 90 632
22 5  x 50  x 4000               2,24 250 110 764
23 5  x 60  x 4000               2,69 300 130 894
24 5  x 80  x 4000               3,58 400 170 1146
25 5  x 100 x 4000               4,48 500 210 1391
26 6  x 20  x 4000               1,08 120 52 395
27 6  x 25  x 4000               1,34 150 62 473
28 6  x 30  x 4000               1,61 180 72 550
29 6  x 40  x 4000               2,15 240 92 698
30 6  x 50  x 4000               2,69 300 112 843
31 6  x 60  x 4000               3,23 360 132 985
32 6  x 80  x 4000               4,30 480 172 1261
33 6  x 100 x 4000               5,38 600 212 1529
34 8  x 20  x 4000               1,43 160 56 470
35 8  x 25  x 4000               1,79 200 66 560
36 8  x 30  x 4000               2,15 240 76 648
37 8  x 40  x 4000               2,87 320 96 820
38 8  x 50  x 4000               3,58 400 116 987
39 8  x 60  x 4000               4,30 480 136 1150
40 8  x 80  x 4000               5,73 640 176 1469
41 8  x 100  x 4000               7,17 800 216 1779
42 10 x  20  x 4000               1,79 200 60 540
43 10 x  25  x 4000               2,24 250 70 641
44 10 x  30  x 4000               2,69 300 80 740
45 10 x  40  x 4000               3,58 400 100 932
46 10 x  50  x 4000               4,48 500 120 1118
47 10 x  60  x 4000               5,38 600 140 1301
48 10 x  80  x 4000               7,17 800 180 1657
49 10 x  100 x 4000               8,96 1000 220 2003
50 10 x  120 x 4000             10,75 1200 260 2342
51 10 x  150 x 4000             13,44 1500 320 2839
52 12 x  100 x 4000             10,75 1200 224 2210

Tính tải dòng điện thanh đồng busbar

Cách tính dòng tải thanh đồng busbar

Công thức tính dòng tải điện thanh cái đồng trong tủ điện

I = 7.73 x S^0.5 x P^0.39 (A)

Trong đó: I dòng điện thanh cái đồng

S: tiết diện mặt cắt ngang của đồng thanh cái (mm²)

P: Chu vi mặt cắt ngang đồng thanh cái (mm)

Khi ghép nhiều thanh trên cùng 1 pha với khoảng cách 2 thanh ≥ 6.3mm sẽ phải tính đến hệ số phát nhiệt giữa 2 thanh, cụ thể:

  • Hệ số tản nhiệt cho 2 thanh ghép với nhau ước tính: 1.7
  • Hệ số tản nhiệt cho 3 thanh ghép với nhau ước tính: 2.25
  • Hệ số tản nhiệt cho 4 thanh ghép với nhau ước tính: 1.7 (Tính theo 2 thanh chồng thành 1)

VD: Tính toán dòng điện chịu tải của đồng thanh cái có kích thước 100 x 10 mm như sau:

  • Chu vi của thanh cái P = (100+10) x 2 = 220 mm
  • Tiết diện mặt cắt ngang của thanh cái A = 100 x 10 = 1000 mm²

Tải 1 thanh cái đồng  100 x 10 mm đứng độc lập:

I = 7.73 x S^0.5 x P^0.39 = 7.73 x 1000^0.5 x 220^0.39 = 2,003A

Ta có dòng tải ghép 2 thanh 100 x 10 với hệ số rản nhiệt 1.7 là:

I2 = 2003 x 1.7 = 3405A

Tương tự, dòng tải nếu ghép 3 thanh 100 x 10 với hệ số tản nhiệt 2.25 là:

I3= 2003 x 2.25 = 4506A

Dòng tải nếu ghép 4 thanh 100 x 10, với mỗi 2 thanh cái xếp chồng lên nhau tương đương 2 bản thanh cái 200 x 10 mm

Chu vi 1 thanh xếp chồng 200×10: P = (200+10)x2 = 420 mm

Diện tích 1 thanh xếp chồng 200×10: S = 200×10 = 2000 mm²

Tải 1 thanh chồng 200×10:

I4 = 7.73xS0.5xP0.39 = 7.73×20000.5x4200.39 = 3646 A

Tải 2 thanh 200×10 với hệ số tản nhiệt 2.25 là:

I5 = 3646 x1.7 = 6198A

Bảng tính tải thanh đồng busbar thông dụng

STT Quy cách thanh đồng / Copper busbar
Số thanh x Dày T x rộng W (mm)
Khối lượng 1 mét
(M = T x W x L x D/1000)
(kg/m)
Tiết diện mặt cắt ngang 1 thanh
(S = dài x rộng)
(mm²)
Chu vi mặt cắt ngang 1 thanh
(P = (dài + rộng) x 2)
(mm)
Sức chịu tải điện
(I = 7.73 x S^0.5 x P^0.39 x hệ số tản nhiệt)
(Amax.)
Dòng điện
(I (A) AC)
Dòng điện
(I (A) DC)
1 1 x 2  x  12        0,22 24 28                                139 15A – 30A 15A – 30A
2 1 x 3  x  12        0,32 36 30 175 30A – 50A 30A – 50A
3 1 x 3  x  15        0,40 45 36 210 50A – 75A 50A – 75A
4 1 x 5  x  15        0,67 75 40 282 75A – 150A 75A – 150A
5 1 x 5  x  20        0,90 100 50 355 160A – 200A – 250A 160A – 200A – 250A
6 1 x 8  x  20        1,43 160 56 470 250A – 300A 250A – 300A
7 1 x 8  x  30        2,15 240 76 648 300A 300A
8 1 x 5  x  40        1,79 200 90 632 400A 400A
9 1 x 10 x  40        3,58 400 100 932 600A – 800A 600A – 800A
10 1 x 5  x  50        2,24 250 110 764 550A 550A
11 1 x 8  x  50        3,58 400 116 987 750A 750A
12 1 x 10 x  50        4,48 500 120 1.118 800A – 900A 800A – 900A
13 1 x 8  x  60        4,30 480 136 1.150 800A 800A
14 1 x 10 x  60        5,38 600 140 1.301 1000A 1000A
15 1 x 10 x  80        7,17 800 180 1.657 1200A 1200A
16 2 x 10 x  80        7,17 800 180 2.817 2200A 2300A
17 3 x 10 x  80        7,17 800 180 3.728 3200A 3300A
18 1 x 10 x 100        8,96 1000 220 2.003 1600A 1600A
19 2 x 10 x 100        8,96 1000 220 3.405 2750A 2800A
20 3 x 10 x 100        8,96 1000 220 4.507 3700A 3900A
21 1 x 10 x 120      10,75 1200 260 2.342 1950A 2000A
22 2 x 10 x 120      10,75 1200 260 3.982 3200A 3700A
23 3 x 10 x 100        8,96 1000 220 4.507 3700A 3900A
24 4 x 10 x 100        8,96 1000 220 6.197 5000A 5200A
25 4 x 10 x 150      13,44 1500 320 8.835 6300A 8000A
N = 1/2L
E = 1/3L (E<500mm²)
(N (Neutral wire): Dây trung tính / dây nguội, L (Line wire): Dây pha / dây nóng, E (Earth wire) dây tiếp địa / dây tiếp đất / dây te)
Khi ghép nhiều thanh trên cùng 1 pha với khoảng cách 2 thanh  ≥ 6.3mm sẽ phải tính đến hệ số phát nhiệt giữa 2 thanh, cụ thể là
Hệ số tản nhiệt cho 2 thanh ghép với nhau ước tính: 1,7
Hệ số tản nhiệt cho 3 thanh ghép với nhau ước tính: 2,25
Hệ số tản nhiệt cho 4 thanh ghép với nhau ước tính: 1,7 (Tính theo 2 thanh xếp chồng thành 1)

Cấu tạo thanh cái tủ điện Busbar

Thanh cái busbar có câu tạo bao gồm 3 bộ phận cơ bản sau:

  • Thanh đồng dẫn điện với nhiều kích thước đa dạng phù hợp với từng mục đích sử dụng
  • Đầu cos kết nối thanh cái đồng dẫn điện với các thiết bị đóng cắt điện (ACB, MCCB, MCB, contactor,…)
  • Lớp vỏ cách điện (Co nhiệt PVC) thường được sử dụng cho từ 2 busbar trở lên

Nguyên lý làm việc, thanh cái busbar vật dẫn điện trung gian, dùng kết nối các thiết bị điện, hoạt động giống như tất cả các vật liệu dùng để dẫn điện như dây cáp điện. Nhờ vào thiết kế đặc biệt, với khả năng chịu nhiệt và hấp thụ nhiệt tốt, busbar có thể chịu được dòng điện lớn và phân phối điện một cách đồng đều, giảm năng lượng bị thất thoát. Ngoài ra, thanh cái Busbar cũng không chiếm nhiều không gian so với điện áp mà chúng mang theo nên chúng thường được lắp đặt và sử dụng cho các hệ thống điện phức tạp có năng lượng điện áp cao.

Các loại thanh cái tủ điện

Không chỉ có sự đa dạng về kích thước, thanh cái tủ điện còn có sự đa dạng về kiểu dáng. Theo cấu tạo, busbar được chia thành 3 loại phổ biến với những đặc điểm và ứng dụng như sau:

Thanh cái đơn

Đây là loại thanh cái chỉ có duy nhất 1 thanh. Thanh cái này được dùng để kết nối đường truyền đi và đến trong hệ thống. Để mang lại hiệu quả sử dụng tốt nhất, thanh cái đơn nên được sử dụng kết hợp với bộ ngắt mạch.

Khi sử dụng thanh cái đơn sẽ mang lại nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Nếu thanh cái xuất hiện lỗi thì hệ thống tổng cũng sẽ không bị ngắt hoàn toàn.
  • Chi phí lắp đặt và bảo trì thiết bị thấp giúp tiết kiệm chi phí khi sử dụng

Tuy nhiên, thanh cái đơn cũng có một số nhược điểm nhất định đó là:

  • Khi xuất hiện lỗi, mạch điện sẽ bị ngắt
  • Đặc biệt là hiệu quả sử dụng không cao

Thanh cái kép

Thanh cái kép có khả năng nhân đôi điện áp thấp và cao. Khi lắp đặt busbar loại này quá trình chuyển đổi sẽ trở nên linh hoạt hơn khi hoạt động, các bộ ngắt mạch cũng dễ dàng được bổ sung theo yêu cầu.

Thanh cái kép mang lại nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với loại thanh cái đơn, cụ thể:

  • Sử dụng thanh cái kép rất tiện cho việc cấp điện cũng như bảo trì.
  • Dễ dàng kiểm tra, bảo trì các bộ ngắt mạch khi thanh cái chính được giữ ổn định giúp hệ thống điện có thể hoạt động bình thường.
  • Khi xuất hiện lỗi thanh cái thì mạch điện cũng không bị ngắt bởi nó sẽ chuyển sang một thanh cái khác trong hệ thống thanh cái kép.

Tuy nhiên, thanh cái kép vẫn có một nhược điểm đó là chi phí lắp đặt và bảo trì sẽ cao hơn rất nhiều so với thanh cái đơn.

Thanh cái vòng

Thanh cái vòng được thiết kế với 2 cầu dao đảm và đảm nhận nhiệm vụ trên một đường dây. Hệ thống này sẽ giúp mạch và đường dẫn có thể hoạt động ổn định ngay cả khi thanh cái xuất hiện sử cố.

Hệ thống các thanh cái busbar đồng vòng

Sử dụng thanh cái vòng là một giải pháp mang đến nhiều ưu điểm vượt trội là:

  • Đảm bảo đường truyền ổn định kể cả khi xảy ra sự cố nhờ đường dẫn dự phòng
  • Có thể bảo trì ngay cả khi không ngắt mạch

Tuy nhiên, nếu chọn thiết kế hệ thống tủ điện bằng thanh cái vòng thì sẽ gặp một số khó khăn khi muốn thêm đường mạch mới.

Lựa chọn và lắp đặt thanh Busbar

Chọn đúng mẫu, đúng kích thước phù hợp với nhu cầu sử dụng và lắp đặt thanh Busbar đúng cách sẽ góp phần đảm bảo an toàn, hiệu quả và tính thẩm mỹ cho công trình. Việc chọn bừa sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tủ điện.

Quy chuẩn lắp đặt busbar tủ điện

Dưới đây là một số lưu ý khi lựa chọn và lắp đặt thanh Busbar:

Thanh cái busbar này thường được sản xuất từ nhiều chất liệu khác nhau như vì vậy khi lựa chọn sử dụng cần chú ý đó là chất liệu đồng, kẽm, đồng mạ niken hay là các loại vật liệu khác. Dù đều có thể dẫn điện nhưng mỗi loại chất liệu sẽ mang lại hiệu quả dẫn điện không giống nhau.

Lớp phủ bóng ở bên ngoài thanh cái thường có tính dẫn điện, vì vậy người dùng cần đảm bảo an toàn để không bị điện giật khi lựa chọn sử dụng hay lắp đặt.

Ngoài ra khi lắp đặt thanh busbar, người dùng cần chọn vị trí lắp đặt khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp vào các nguồn nhiệt. Nó cần được cố định chắc chắn bằng giá đỡ  / gối đỡ hoặc thanh ray để đảm bảo an toàn và tránh rung lắc.

Các mối nối và phần đầu khi nối các thanh Busbar với nhau cần được cách điện cẩn thận bằng băng keo cách điện hoặc các vật liệu cách điện khác.

Khi lắp đặt thanh Busbar, người dùng cần ngắt nguồn điện và sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động để đảm bảo an toàn. Đặc biệt là không để các vật dụng kim loại hoặc vật dẫn điện khác tiếp xúc với thanh Busbar.

Ưu điểm và nhược điểm của busbar

Thanh cái busbar là một trong những thiết bị không thể thiếu đối với hệ thống điện. Sử dụng Busbar sẽ có một số ưu điểm và nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

  • Busbar được sản xuất từ chất liệu đồng hoặc nhôm có khả năng dẫn điện cực kỳ tốt (busbar đồng có thể lên đến 6300A, 7500A), và có độ bền cao giúp giảm nguy cơ hỏng hóc và sự cố điện. Busbar Ít tổn hao điện và có khả năng trích lấy điện từ 1 trục thanh dẫn ra tại nhiều vị trí khác nhau trên thanh dẫn
  • Với khả năng chịu được nhiệt độ cao giúp Busbar có thể dẫn điện hiệu quả kể cả trong điều kiện khắc nghiệt nhất, đảm bảo tính an toàn và ổn định cho cả hệ thống.
  • Một số loại busbar thường được trang bị thêm lớp cách điện nhựa tự chữa cháy V0 đến V2 và phát thải khí nói chung là rất thấp (Halogen Free) làm giảm đáng kể sự nguy hiểm trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.
  • Vỏ bọc kim loại của thanh busbar hoạt động như một lá chắn điện trường có tác dụng che chắn và bảo vệ làm giảm đáng kể sự phát xạ của từ trường.
  • Thanh cái đồng busbar có cấu tạo đơn giản nên việc lắp đặt, kiểm tra, bảo trì và bảo dưỡng cũng đơn giản và ít tốn kém
  • Busbar được làm từ chất liệu có có tuổi thọ và độ bền cao, giúp chống lại sự ăn mòn và tăng tuổi thọ của hệ thống. Đặc biệt với giá thành cũng phù hợp và tiết kiệm hơn so với việc sử dụng cáp điện.
  • Với ưu điểm dễ gia công nên có thể dễ dàng chỉnh sửa thanh cái theo nhu cầu của từng hệ thống. Ngoài ra, với thiết kế hiện đại và thẩm mỹ, và tiết kiệm diện tích lắp đặt, tiết kiệm diện tích tủ phân phối điện chính, thanh cái đồng busbar góp phần nâng cao giá trị cho công trình.

Nhược điểm:

  • Thanh cái khi sử dụng cần kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên tránh để xảy ra hiện tượng oxi hóa.
  • Trong quá trình truyền tải điện năng, thanh cái có thể làm tiêu hao điện năng.
  • Bên cạnh đó việc sản xuất, busbar đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao và chuyên môn

Phân biệt Busbar, Busway và Busduct 

Busbar, Busway và Busduct đều là những thuật ngữ quen thuộc trong hệ thống điện

Busbar chỉ là thanh dẫn điện đơn lẻ, thường sử dụng trong tủ điện, có thể có hoặc không có lớp cách điện bảo vệ và là phụ kiện tủ bảng. Busbar thường được sử dụng trong tủ điện công nghiệp và dân dụng để đảm bảo hiệu quả cho việc phân phối điện nội bộ an toàn và hiệu quả.

Hệ thống busway

Busway (hay còn gọi là BusDuct)

Busway được định nghĩa bởi NEMA (hiệp hội những nhà sản xuất TBĐ quốc gia (của Mỹ): Busway là hệ thống phân phối điện được chế tạo sẵn có các lõi dẫn điện trong vỏ bọc bảo vệ (Busbar), bao gồm phần thanh cái cơ bản, các đầu nối, thiết bị, và phụ kiện là hệ thống dẫn điện. Hiểu theo cách đơn giản, busway là hệ tthống dẫn điện thay thế cáp điện động lực, bao gồm nhiều thanh Busbar có bọc cách điện và được bảo vệ chắc chắn bằng vỏ bọc cách điện. Đặc biệt busway không bao giờ là phụ kiện tủ bảng điện. Busway thường được sử dụng trong các tòa nhà cao tầng và nhà máy công nghiệp để phân phối điện từ trạm biến áp đến các thiết bị tiêu thụ.

Việc thiết kế h thng Busway trong toà nhà có thể có nhiều loại trục dẫn, nhưng nhìn chung có 3 loại như sau:

  • Kết nối từ Transformer ra tủ phân phối chính (LV Panel) (horizontal rise).
  • Kết nối từ Generator ra tủ phân phối chính (LV Panel) (horizontal rise).
  • Trục thanh dẫn từ Tủ phân phối lên các tầng (vertical rise).
  • Ngoài ra có thể có các nhánh rẽ (dùng T connections).
Có sự khác biệt cơ bản về tên gọi, mục đích sử dụng busbar & busway:
– Busbar có thể nằm trong tủ bảng (có hay không có cách điện bảo vệ) và là phụ kiện tủ bảng. Nói đến busbar là chỉ thanh cái riêng lẻ trong tủ điện.
– Busbar là hệ thống thay thế cáp (hay cáp điện loại cứng) và không bao giờ là phụ kiện tủ bảng. Nói đến busway là hệ thống dẫn điện thay thế cáp động lực.

BusDuct chỉ là một tên gọi khác của Busway

Các nhà sản xuất hệ thống busway

Trên thế giới thanh dẫn bắt đầu được dùng phổ biến từ thập kỷ 80 tại châu Âu, Mỹ, Nhật bản, Hàn Quốc. Có hàng trăm hãng sản xuất hệ thống thanh dẫn busway chuyên nghiệp, nhưng nhìn chung chỉ có các hãng sau đây là nổi tiếng và có sản phẩm bán rộng rãi trên toàn cầu: 

Thị phần hệ thống busway trên thế giới

Tại thị trường Việt Nam, hiện có 8 nhà cung cấp hệ thống thanh dẫn busway chính vào Việt nam, và thứ tự thị phần tại Việt nam trong 2008 như biểu đồ sau:

Thị phần hệ thống busway ở Việt Nam

Đặc điểm nổi bật nhất là các hãng toàn cầu (Schneider, Siemens, LS Cable, GE, Eaton) đều dùng hệ thống thanh dẫn busway vỏ nhôm trong khi 3 trong 4 hãng từ Malaysia (PPB, Henikwon, Translite, Megaduct) dùng vỏ sắt (gọi là vỏ kim loại). 

Tất cả các hãng toàn cầu đều có test ngắn mạch 1s, 3s ở mức cao (tối đa 150, 200KA). trong khi các hãng từ Malaysia có mức test này thấp hơn nhiều, thậm chí có vài hãng chỉ có test 6 Cycle, 3 Cycle (6 chu kỳ – 0.1s, 3 chu kỳ -0.05s). (Căn cứ trên catalogue), không có test 1s, 3s.

Tại Việt Nam, busway của các hãng GE/SIEMENS/SCHENIDER thường không sản xuất tại Mỹ, Châu Âu mà các hãng này thường bán loại sản xuất từ China vào Việt nam do cơ cấu của các hãng. Các hãng này sản xuất tại Mỹ thì dùng công nghệ Epoxy, còn sản xuất tại châu Á thì dùng Mylar -một loại film hãng Dupont sản xuất, cuộn như cuộn băng keo, và cuốn vào lõi dẫn điện trong thanh dẫn. Chỉ duy nhất Schenider còn giữ lại công nghệ Mylar tại Mỹ, trong khi vẫn sản xuất Epoxy. Việc duy trì sản xuất Mylar tại Mỹ để đáp ứng yêu cầu cắt giảm chi phí của người mua khi có yêu cầu.

Đồng dạng cuộn (dải đồng)

Phạm vi ứng dụng: được dùng để gia công các thanh cái nhỏ lắp trong MCCB, MCB. Điểm thuận lợi của thanh đồng dạng dải là được quấn thành cuộn dễ dàng vận chuyển và gia công.

Công thức tính khối lượng đồng cuộn

Khối lượng đồng đỏ cuộn (kg) = T x W x  L x D/1000

Trong đó:

  • T là độ dày
  • W là chiều rộng
  • L là chiều dài
  • D là khối lượng riêng đồng đỏ ≈ 8.96 g/cm³ ≈ 0.00896 kg/cm³

Ví dụ: Tính khối lượng tấm đồng đỏ dày 2mm x khổ 600 mm x dài 2000mm (2m)

Khối lượng (2m) = 2 x 600 x 2 x 8.96/1000 = 21.504 kg

Bảng quy cách / kích thước đồng đỏ cuộn

Qui cách (mm)

Dày x rộng

Hình ảnh

2 x 10

2 x 12

2 x 15

2 x 20

3 x 12

3 x 15

3 x 20

3 x 25

3 x 30

3 x 40

 

Đồng dạng tấm

Phạm vi ứng dụng: thường sử dụng để gia công các phụ kiện trước khi sử dụng.

Công thức tính khối lượng đồng tấm

Khối lượng đồng đỏ tấm (kg) = T x W x  L x D/1000

Trong đó:

  • T là độ dày
  • W là chiều rộng
  • L là chiều dài
  • D là khối lượng riêng đồng đỏ ≈ 8.96 g/cm³ ≈ 0.00896 kg/cm³

Ví dụ: Tính khối lượng tấm đồng đỏ dày 2mm x khổ 600 mm x dài 2000mm

Khối lượng (2m) = 2 x 600 x 2 x 8.96/1000 = 21.504 kg

Bảng quy cách / kích thước đồng đỏ tấm

Qui cách (mm)

Dày x rộng x dài

Hình ảnh

1.5 x 600 x 2.000

2 x 400 x 2.000

2 x 600 x 2.000

3 x 600 x 2.000

 

Thanh đồng tròn

Công thức tính khối lượng thanh đồng đỏ tròn (Khối đặc)

Khối lượng đồng đỏ tròn( kg)= (DK x DK )/4 x 3.14 x L x D/1000

Trong đó:

  • DK là đường kính
  • L là chiều dài
  • 3.14 là số pi (kí hiệu: π) là một hằng số toán học có giá trị bằng tỷ số giữa chu vi của một đường tròn với đường kính của đường tròn đó
  • D là khối lượng riêng đồng đỏ ≈ 8.96 g/cm³ ≈ 0.00896 kg/cm³

Ví dụ: Tính khối lượng đồng đỏ tròn đặc 46mm dài 3m

Khối lượng (3m) = (46 x 46)/4 x 3.14 x 3 x 8.96/1000 ≈ 44,649 kg

Công thức tính khối lượng thanh đồng đỏ ống

Khối lượng đồng đỏ tròn ống (kg) = (DKN – T) x T x L x 3.14 x D/1000

hoặc Khối lượng đồng đỏ tròn ống = tính khối lượng đường kính ngoài – khối lượng đường kính trong

Trong đó:

  • DKN là đường kính ngoài
  • T là độ dày
  • L là chiều dài
  • 3.14 là số pi (kí hiệu: π) là một hằng số toán học có giá trị bằng tỷ số giữa chu vi của một đường tròn với đường kính của đường tròn đó
  • D là khối lượng riêng đồng đỏ = 8.96 g/cm³

Ví dụ: Tính khối lượng đồng đỏ tròn ống 35mm dày 1,5mm dài 3m

Khối lượng (3m) = (35 – 1.5) x 1.5 x 3 x 3.14 x 8.96/1000 ≈ 4,241 kg

Bảng quy cách / kích thước thanh đồng đỏ tròn

Qui cách (mm)

Đường kính x dài

Qui cách (mm)

Đường kính x dài

Hình ảnh

Ø 8 x 3.000

Ø18 x 5.000

Ø10 x 3.000

Ø20 x 3.000

Ø12 x 3.000

Ø22 x 3.000

Ø12 x 4.000

Ø22 x 4.000

Ø14 x 3.000

Ø25 x 3.000

Ø14 x 4.000

Ø30 x 3.000

Ø16 x 2.000

Ø30 x 4.000

Ø16 x 2.400

Ø38 x 4.000

Ø16 x 3.000

Ø40 x 3.000

Ø18 x 3.000

Ø50 x 3.000

Kim Quang Electric

Xem thêm Cách tính tải điện cáp điện

Đơn vị đo lường AWG của Mỹ

Cập nhật giá đồng giao dịch trên thế giới